Ads Top

Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghiệp bán dẫn

Năm 2015, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tự chủ trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn trong vòng 10 năm. Với kế hoạch đặt ra như vậy, Trung Quốc đang đầu tư lên tới một nghìn tỷ nhân dân tệ và nỗ lực đẩy mạnh trong thời gian tới.

Với tham vọng lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn đã khiến cho hai công ty lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực này là Samsung Electronics và SK Hynix lo ngại về việc giảm thị phần và doanh số của họ. Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ, các công ty bán dẫn Trung Quốc đang sao chép các bằng sáng chế và nguồn nhân lực để bổ sung cho tham vọng của họ.

Công ty sản xuất chíp nhớ hàng đầu Trung Quốc Yangtze Memory Technologies (YMTC) gần đây đã tiết lộ một mẫu bộ nhớ flash NAND 128 lớp X2-6070. Năm ngoái, họ đã thành công trong việc sản xuất các sản phẩm 64 lớp và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất sản phẩm 128 lớp vào cuối năm nay. Samsung Electronics và SK Hynix đã sản xuất các sản phẩm bộ nhớ flash NAND 128 lớp đầu tiên của họ vào năm ngoái. Nếu như công ty YMTC sản xuất sản phẩm 128 lớp như dự kiến thì khoảng cách công nghệ giữa các công ty Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ trở thu hẹp lại trong một thời gian ngắn.

Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghiệp bán dẫn
Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghiệp bán dẫn

Trong khi đó, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn Tsinghua Unigroup của Trung Quốc cũng đang mở rộng kinh doanh để xâm nhập thị trường bộ xử lý ứng dụng di động. Công ty đã mua lại Spreadtrum và RDA Microelectronics vào năm 2013 để tăng cường khả năng thiết kế chip hệ thống. Unisoc, công ty con của Tsinghua Unigroup cũng đang lên kế hoạch sản xuất modem 5G và bộ xử lý ứng dụng tiến trình 6nm thông qua công ty sản xuất thiết bị bán dẫn Đài Loan TSMC.

Unisoc không phải là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực xử lý ứng dụng. Thiết kế bộ xử lý ứng dụng tiến trình 6nm của hãng này có thể dựa trên một công ty bán dẫn khác. Chỉ một số ít các công ty, như Qualcomm, Samsung Electronics, Apple và Huawei, hiện có khả năng xử lý nó. Người ta cũng cho rằng HiSilicon, công ty con của Huawei có thị phần bộ xử lý ứng dụng không thể tăng do các chính sách hạn chế của Hoa Kỳ, đang chia sẻ khả năng thiết kế bộ xử lý ứng dụng của mình với Unisoc.

Trong khi đó, công ty YMTC, phụ trách kinh doanh bộ nhớ flash NAND của Tsinghua Unigroup, sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ của mình vì trụ sở chính và các cơ sở sản xuất được đặt tại Vũ Hán, nơi xuất phát của Covid-19. Tuy nhiên, YMTC đã điều hành các cơ sở sản xuất của mình như thường lệ trong thời gian Vũ Hán ngừng hoạt động liên tục trong nhiều tháng.

Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt chiếm 35,5% và 9,6% thị trường flash NAND toàn cầu trong quý 4/2019. Trong giai đoạn này, Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu bán dẫn toàn cầu. Năm ngoái, doanh số của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc lần lượt đạt 38.040,5 tỷ won và 12.570,2 tỷ won. Tỷ lệ doanh số của SK Hynix tại Trung Quốc trên tổng doanh số lên tới 46%. Trong thị trường flash NAND toàn cầu, các công ty Trung Quốc bao gồm YMTC có thể sẽ nỗ lực để bắt kịp các công ty Hàn Quốc nhờ các rào cản gia nhập thị trường tương đối thấp hơn so với thị trường Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM: Dynamic random-access memory). Bên cạnh đó, công ty sản xuất chíp nhớ Micron Technology của Mỹ sắp sản xuất các sản phẩm flash 3D NAND 128 lớp và Intel dự kiến sẽ sản xuất các sản phẩm flash NAND 144 lớp đầu tiên trong ngành công nghiệp trong năm nay.

Samsung Electronics đang đối phó với những thách thức bằng cách tăng nguồn vốn đầu tư. Chẳng hạn, họ đã đầu tư 7 tỷ USD vào nhà máy thứ hai tại Tây An, Trung Quốc kể từ năm 2017 và khoản đầu tư 8 tỷ USD dự kiến sẽ được bổ sung. Sản lượng flash NAND hàng tháng của nhà máy, hiện đang sản xuất chip flash NAND dọc 3D với 90 lớp trở lên, sẽ đạt ít nhất 130.000 đơn vị sau khi hoàn thành đầu tư. SK Hynix cũng đang lên kế hoạch để không cho các công ty Trung Quốc đuổi kịp bằng cách đầu tư nhiều hơn. Đầu tư trung bình hàng năm của công ty lên đến 13 nghìn tỷ won trong ba năm qua.

Trên thực tế, khoản đầu tư một nghìn tỷ nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc không đủ để vượt qua Samsung Electronics và SK Hynix. Từ năm 2017 đến 2019, hai công ty Hàn Quốc này đã đầu tư 7,3 nghìn tỷ won và 4 nghìn tỷ won trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Trong khi đó, đầu tư của chính phủ Trung Quốc khoảng 17 nghìn tỷ won trong 10 năm. Nói cách khác, các công ty bán dẫn Trung Quốc cần nhiều nguồn tài chính hơn.

Đây là lý do tại sao các chuyên gia chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược phát triển nhanh dựa trên sao chép bằng sáng chế và nguồn nhân lực, ưu đãi thuế, v.v. Chẳng hạn như việc bắt buộc các nhà sản xuất PC Trung Quốc phải sử dụng chip flash DRAM và NAND của các công ty nội địa, mặc dù nó có độ chính xác thấp hơn.

Phan Văn Hòa(theo Businesskorea)

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp gì trong ứng phó đại dịch Covid-19?

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp gì trong ứng phó đại dịch Covid-19?

Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của tất cả chúng ta và chắc chắn còn tiếp tục lan rộng hơn nữa. Một câu hỏi được đặt ra là: Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp được gì trong bối cảnh đại dịch toàn cầu?

No comments:

Powered by Blogger.