Ads Top

Ủy ban châu Âu cắt giảm ngân sách lĩnh vực vũ trụ vì Covid-19

Ngân sách được Ủy ban châu Âu (EC) đồng ý cấp cho lĩnh vực vũ trụ đã giảm đi 2,8 tỷ euro so với nguồn ngân sách mà EC đã thuyết phục các quốc gia thành viên tài trợ trong các năm 2018 và 2019.

Ủy ban châu Âu đã cắt giảm ngân sách dành cho vũ trụ trong 7 năm tiếp theo, với nguồn ngân sách tối đa 13,2 tỷ euro (khoảng 15,2 tỷ USD) tập trung chủ yếu vào việc tiếp tục triển khai các chương trình vệ tinh Galileo và Copernicus.

Việc cắt giảm ngân sách dành cho vũ trụ là một phần của các cuộc đàm phán kéo dài bốn ngày tại Brussels, Thụy Sỹ về ngân sách 1,8 nghìn tỷ euro cho toàn bộ Liên minh châu Âu được chủ yếu để bù đắp cho các tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Ủy ban châu Âu cắt giảm ngân sách lĩnh vực vũ trụ vì Covid-19
Ủy ban châu Âu cắt giảm ngân sách cho lĩnh vực vũ trụ

Ngày 21/7 vừa qua, 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã đồng ý với ngân sách cơ bản là 1,07 nghìn tỷ euro, bao gồm ngân sách vũ trụ, cùng với gói thu hồi tài trợ và cho vay trị giá 750 tỷ euro. Ngân sách có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, nhưng trước tiên phải được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn.

Trong giai đoạn 2018-2019, EC đã thuyết phục các quốc gia thành viên tài trợ cho ngân sách vũ trụ lên tới 16 tỷ euro, tăng gần 50% so với ngân sách từ năm 2014 đến năm 2020.

Vào tháng 5, EC đã ban hành một đề xuất ngân sách sửa đổi với 15,2 tỷ euro dành cho vũ trụ. Tuy nhiên, sau khi thảo luận EC đã thống nhất mức tối đa là 13,2 tỷ euro.

Theo các chuyên gia trong ngành vũ trụ thì nguồn ngân sách 13,2 tỷ euro sẽ phân bổ 8 tỷ euro cho hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu Galileo của châu Âu và 4,81 tỷ euro cho các vệ tinh giám sát môi trường của Copernicus. 392 triệu euro còn lại có thể sẽ được phân chia cho một sáng kiến nhằm cung cấp thông tin vệ tinh an toàn cho các thành viên EC (GovSatCom) và đầu tư vào Chương trình nâng cao nhận thức tình huống không gian (SSA) của châu Âu.

Ông Pierre Lionnet, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức Hàng không vũ trụ Châu Âu (Eurospace) cho biết: “GovSatCom và SSA đang bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đề xuất này, sau đó là Copernicus. Về cơ bản, họ đang dành cho hệ thống dẫn đường toàn cầu Galileo nguồn ngân sách nhiều nhất có thể”.

Ông Pierre Lionnet cho biết thêm, người châu Âu nhận thức rõ hơn về hệ thống Galileo và lợi ích của nó so với hệ thống Copernicus, điều này có thể gây khó khăn cho việc chứng minh đầu tư tăng thêm cho sau này.

Đầu tháng này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chọn các nhà sản xuất cho sáu vệ tinh Copernicus trong tương lai với nguồn kinh phí lên tới 2,55 tỷ euro. Khoản tài trợ này của ESA đủ để các nhà sản xuất như Airbus, Thales Alenia Space và OHB bắt đầu xây dựng các vệ tinh, nhưng quyết định để chính thức thực hiện phải chờ cho đến nửa cuối năm 2021 khi ESA và Liên minh châu Âu quyết định cách thức đồng tài trợ cho chương trình.

Phan Văn Hòa(theo Spacenews)

Chuyện gì xảy ra nếu lõi Trái Đất phát nổ?

Chuyện gì xảy ra nếu lõi Trái Đất phát nổ?

Ẩn sâu trong lòng Trái Đất có rất nhiều năng lượng bí ẩn và mạnh mẽ. Bất cứ một nguồn năng lượng hạt nhân nào cũng có thể tách Trái Đất làm hai phần riêng biệt. Chuyện gì xảy ra nếu lõi Trái Đất phát nổ?

No comments:

Powered by Blogger.